Câu chuyện về cuộc đời nhà bác học Louis Pasteur
14 Tháng Hai 2014 | 0 bình luận | 525 lượt xem
(KHCN)-Louis Pasteur (27 tháng 12, 1822 - 28 tháng 9, 1895), nhà khoa học nổi tiếng người Pháp, là người đi tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học.
Ông sinh ra ở vùng Dole nhưng bắt đầu đi học tại Arbois. Là một học sinh đầy tài năng Louis Pasteur muốn vào học Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure). Để thực hiện mong muốn này, vào tháng 10 năm 1838 ông chuyển đến Paris. Tuy nhiên vì thất vọng với cuộc sống mới ở đây, ông bỏ luôn ý định vào học Trường Sư phạm và rời Paris để đến học tại Trường Trung học Hoàng gia tại Besançon. Vào năm 1840 rồi năm 1842, ông thi lấy bằng Tú tài Văn chương và Tú tài Toán. Với những kết quả học tập đáng kích lệ này, một lần nữa Louis Pasteur lại chuyển đến Paris và cuối cùng vào năm 1843 ông được xếp hạng tư trong kỳ thi vào Trường Sư phạm Paris và được nhận vào học ở ngôi trường danh tiếng này. Tại đây Louis Pasteur theo học hóa học và vật lý và cả tinh thể học (cristallographie). Vào các buổi chiều chủ nhật, Louis Pasteur thường làm việc tại phòng thí nghiệm của nhà hóa học nổi tiếng Jean-Baptiste Dumas nhờ đó mà ông đã tích lũy được những kiến thức và kỹ năng quý báu cho công việc nghiên cứu độc lập trong tương lai.
Năm 1847 ,ở tuổi 25 ,Pasteur nhận bằng Tiến sĩ khoa học . Năm 1848 ông được cử làm giáo viên Vật lý ở Trường Trung học Dijon và sau đó được chuyển về Đại học Strasbourg để làm Giảng viên dự khuyết của Đại học danh tiếng này. Ông bắt đầu nghiên cứu về hiện tượng lưỡng hình ( nhị dạng, dimorphisme) trong hoá học. Ông đã thành công trong phát hiện lịch sử ra hiện tượng tăng đôi trở lại của Tartrate natrium và tartrate ammon.. Năm 1849 ông kết hôn với cô Marie Laurent- con gái của vị Hiệu trưởng Trường Đại học Strasbourg. Ông bắt đầu nghiên cứu về đặc điểm của 2 acid tạo ra acid racemic. Năm 1851 ông công bố nghiên cứu về Aciad aspartic và ma thuật. Măm 1852 công bố các nghiên cứu mới về những phản ứng có thể tạo ra các tinh thể, về thành phần hoá học và ý nghĩa của sự quay cực . Năm 1853 ông được nhận giải thưởng của Hội Dược học Paris về việc tổng hợp acid racemic. Ông đã khám phá ra việc chuyển hoá acid tartric thành acid racemic và khám phá ra acid tartric không hoạt tính. Năm 1854 ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Khoa KH tự nhiên ở Đại học Lillze.
Từ năm 1855 ông chuyển sang nghiên cứu về quá trình lên men và công bố nghiên cứu về rượu amylic. Năm 1856 nghiên cứu về lên men etylic. Năm 1857 ông được bổ nhiệm làm quản lý ENS và làm Giám đốc nghiên cứu khoa học của Trường Đại học này. Ông công bố các nghiên cứu về quá trình men rượu. Năm 1858 ông xây dựng phòng thí nghiệm của mình tại tầng trên cùng của ENS ở phố Ulm. Ông bắt đầu tham gia cuộc tranh luận về thuyết tự sinh. Thời đó nhiều nhà khoa học cho rằng sự sống tự sinh ra: giòi sinh ra từ thịt bò ôi, chuột sinh ra ...áo bẩn và lúa mạch nhét trong một cái lọ... Việc phát hiện thấy vi sinh vật ở khắp mọi nơi càng là cho người ta tin vào thuyết tự sinh . Chỉ cần với các bình cổ cong đơn giản ông đã chứng minh nước thịt đã đun sôi , mặc dầu không khí vẫn đi qua được cái cổ cong (bụi bậm bị giữ lại tại cổ bình) nhưng sau đó không xuất hiện vi sinh vật trong nước thịt. Nếu bẻ gẫy cái cổ cong đi thì sẽ thấy nhiễm khuẩn ngay. Năm 1862 ông đã được nhận giải thưởng ALHUMBERT của Viện hàn lâm khoa học về chuyện này. Năm 1859 ông được nhận giải thưởng Sinh lý học thực nghiệm của Viện Viện Hàn lâm khoa học đối với các nghiên cứu về lên men. Hai năm sau ông nhận tiếp giải JECKER cũng của Viện Hàn lâm khoa học .
Trong những năm 1861-1862 ông đã công bố các nghiên cứu về việc rượu vang xuất khẩu bị chua là do tác động của các vi khuẩn axetic Năm 1862 ông được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học (Académie des science). Năm 1863 Napoléon III yêu cầu ông nghiên cứu về các bệnh ở nho, về ảnh hưởng của ôxy đối với quá trình sản xuất rượu vang. Cũng năm này ông được bổ nhiệm làm Giáo sư Địa chất-Vật lý- Hoá học ở Trường mỹ thuật (!). Năm 1864 ông xây dựng một phòng thí nghiệm ở Arbois để nghiên cứu về rượu vang. Ông công bố các nghiên cứu về bệnh của tầm và phương pháp khử trùng Pasteur (pasteurilization) - tức là khử trùng ở 63độ C/30ph hay 72độ C/15 giây. Năm 1866 ông công bố tác phẩm Nghiên cứu về rượu vang. Năm 1867 ông xây dựng Phòng thí nghiệm sinh lý-hoá học tại trường ENS . Cũng năm này ông đã được phong hàm Giáo sư Hoá học hữucơ của Đại học Sorbone và nhận Giải thưởng lớn (Grand Prix) về các nghiên cứu rượu vang. Năm 1868 ông nhận bằng Bác sĩ Y khoa ở Đại học Bonn (Đức) và được thưởng Bắc đẩu bội tinh hạng Ba. Sau đó thật không may, ông bị liệt nửa người trái. Cũng năm này ông công bố các nghiên cứu về giấm. Năm 1870 ông nghiên cứu về các bệnh ở tằm. Năm 1871 bắt đầu nghiên cứu về bia. Năm 1873 ông được bầu vào Viện Hàn lâm Y học (Académie de Médecine) .Năm 1876 ông công bố các nghiên cứu về bia.
Năm 1877 ông nghiên cứu về bệnh Than và sự nhiễm trùng máu. Năm 1878 ông công bố nghiên cứu Lý thuyết về mầm bệnh và việc ứng dụng chúng trong y học và trong phẫu thuật, nghiên cứu về bệnh dịch tả gà, nghiên cứu về sự hoại thư, về sốt hậu sản. Cũng năm này ông được trao tặng Bắc đẩu bội tinh hạng hai. Năm 1879 ông nghiên cứu về bệnh Dịch hạch và khám phá ra năng lực gây miễn dịch đối với các canh trùng giảm độc. Năm 1880 được bầu làm thành viên của Trung ương Hội Thú y. Năm 1880 lần đầu tiên nghiên cứu về văcxin dại, văcxin đầu tiên chống bệnh do virút gây ra. Ông biết rằng trong điều kiện lúc bấy giờ mầm bệnh này chưa có thể thấy được dưới kính hiển vi cũng chưa có thể phân lập thuần khiết được. Bằng thực nghiệm trên chó và thỏ ông biết mầm bệnh có mặt trong nước dãi và hành tuỷ của chó dại. Bằng cách nhân mầm bệnh trên óc thỏ qua nhiều lần ông đã rút ngắn thời gian ủ bệnh xuống chỉ còn 7 ngày, sau đó đã làm giảm độc tính đi bằng cách để khô tuỷ của thỏ trong 12 ngày liền.
Năm 1881 ông công bố các nghiên cứu về bệnh Sốt vàng và thành công trong việc chế tạo văcxin chống bệnh Than. Cũng năm này ông được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp (Académie française) và được thưởng Bắc đẩu bội tinh hạng Nhất. Năm 1882 nghiên cứu về bệnh Đóng dấu ở lợn và năm 1883 thì chế tạo ra văcxin phòng bệnh này.
Năm 1884 ông có những công bố đầu tiên về bệnh dại và tham gia Hội nghị quốc tế ở Copenhagen với các công trình của mình về vi khuẩn gây bệnh và các vắcxin chống virút. Ông đưa ra được các nguyên tắc chung để sản xuất văcxin phòng chống bệnh virút. Ngày 6 -7-1885 lần đầu tiên thành công trong việc sử dụng văcxin chống bệnh dại ở người . Đó là trường hợp cháu bé Joseph Meister, cháu bé 9 tuổi bị chó dại cắn tới 14 vết rất nặng trên tay.Mặc dầu ông đã thử nghiệm nhiều lần văcxin của mình trên động vật nhưng ông rất hồi hộp khi phải bắt buộc dùng trên cơ thể người. Trước đó trong một bức thư gửi cho con trai mình, ông đã tâm sự : "Chắc con thừa biết rằng con người và con vật có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau...Con thử tưởng tượng xem trái tim đau khổ của bố sẽ bị vò nát, cấu xé đến chừng nào nếu như bố phải chứng kiến một nhân mạng phải hy sinh vì liều văcxin của bố". Nhưng tới ngày 11-7-1885 ông đã sung sướng viết cho con mình: "Báo tin để con biết Joseph Meiter đã ra viện, ba vết tiêm sau cùng của cháu ấy hơi bị tấy đỏ nhưng không can gì. cháu vẫn ăn ngon, ngủ yên, không sốt...Có thể nói đây là một thành tựu y học ở thế kỷ này. Bố rất tiếc là con không có mặt ở đây để chứng kiến." Ngày 26-10-1885 ông báo cáo về thành công này trước Viện HLKH Pháp, sau 3 tháng và 21 ngày nhưng Meister vẫn khoẻ mạnh như thường. Chủ tịch Viện HLKH Pháp đã xác nhận: Vinh quang thay cho nền khoa học Pháp khi đã có được tiến bộ y học này- phát minh ra phương pháp chống bệnh dại- một bệnh khủng khiếp mà bao nhiêu thế kỷ nay chưa ai thoát khỏi tử vong. Từ hôm nay nhân loại đã được trang bị một vũ khí để chống lại căn bệnh quái ác này.
Sự nghiệp của Pasteur không phải đơn giản là phép cộng những khám phá của ông. Nó còn tiêu biểu cho cuộc cách mạng phương pháp luận khoa học. Pasteur đặt lên trên hết hai nguyên tắc không thể bàn cãi của nghiên cứu hiện đại: tự do sáng tạo nhất thiết phải đi với thử nghiệm nghiêm ngặt. Ông dạy các học trò của mình: "Đừng có đưa ra điều gì mà anh không thể chứng minh bằng thực nghiệm". Louis Pasteur là người theo chủ nghĩa nhân văn, luôn luôn làm việc theo hướng cải thiện địa vị của con người. Ông là một người tự do chưa bao giờ ngập nừng khi nhận những vấn đề mà trong thời đại của ông người ta vẫn thường cho rằng chúng sẽ thất bại.
Ông đặc biệt coi trọng việc phổ biến kiến thức và ứng dụng nghiên cứu. Trong cuộc đời của một nhà khoa học, lý thuyết và phương pháp Pasteur đã được đưa vào thực tiễn vượt xa khỏi biên giời nưới Pháp.
Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng quốc tế của sự nghiệp ông, các học trò của Pasteur đã đi khắp thế giới tới bất cứ nơi nào cần đến sự giúp đỡ của họ. Năm 1881, Viện Pasteur ngoài nước Pháp đầu tiên được thành lập ở Sài gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam), mở đầu cho mạng lưới các Viện Pasteur quốc tế.
Vì ông đã làm thay đổi vĩnh viễn thế giới, tổ quốc quê hương ông và cả thế giới luôn coi ông là một ân nhân của nhân loại.
Ảnh minh họa |
Năm 1847 ,ở tuổi 25 ,Pasteur nhận bằng Tiến sĩ khoa học . Năm 1848 ông được cử làm giáo viên Vật lý ở Trường Trung học Dijon và sau đó được chuyển về Đại học Strasbourg để làm Giảng viên dự khuyết của Đại học danh tiếng này. Ông bắt đầu nghiên cứu về hiện tượng lưỡng hình ( nhị dạng, dimorphisme) trong hoá học. Ông đã thành công trong phát hiện lịch sử ra hiện tượng tăng đôi trở lại của Tartrate natrium và tartrate ammon.. Năm 1849 ông kết hôn với cô Marie Laurent- con gái của vị Hiệu trưởng Trường Đại học Strasbourg. Ông bắt đầu nghiên cứu về đặc điểm của 2 acid tạo ra acid racemic. Năm 1851 ông công bố nghiên cứu về Aciad aspartic và ma thuật. Măm 1852 công bố các nghiên cứu mới về những phản ứng có thể tạo ra các tinh thể, về thành phần hoá học và ý nghĩa của sự quay cực . Năm 1853 ông được nhận giải thưởng của Hội Dược học Paris về việc tổng hợp acid racemic. Ông đã khám phá ra việc chuyển hoá acid tartric thành acid racemic và khám phá ra acid tartric không hoạt tính. Năm 1854 ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Khoa KH tự nhiên ở Đại học Lillze.
Từ năm 1855 ông chuyển sang nghiên cứu về quá trình lên men và công bố nghiên cứu về rượu amylic. Năm 1856 nghiên cứu về lên men etylic. Năm 1857 ông được bổ nhiệm làm quản lý ENS và làm Giám đốc nghiên cứu khoa học của Trường Đại học này. Ông công bố các nghiên cứu về quá trình men rượu. Năm 1858 ông xây dựng phòng thí nghiệm của mình tại tầng trên cùng của ENS ở phố Ulm. Ông bắt đầu tham gia cuộc tranh luận về thuyết tự sinh. Thời đó nhiều nhà khoa học cho rằng sự sống tự sinh ra: giòi sinh ra từ thịt bò ôi, chuột sinh ra ...áo bẩn và lúa mạch nhét trong một cái lọ... Việc phát hiện thấy vi sinh vật ở khắp mọi nơi càng là cho người ta tin vào thuyết tự sinh . Chỉ cần với các bình cổ cong đơn giản ông đã chứng minh nước thịt đã đun sôi , mặc dầu không khí vẫn đi qua được cái cổ cong (bụi bậm bị giữ lại tại cổ bình) nhưng sau đó không xuất hiện vi sinh vật trong nước thịt. Nếu bẻ gẫy cái cổ cong đi thì sẽ thấy nhiễm khuẩn ngay. Năm 1862 ông đã được nhận giải thưởng ALHUMBERT của Viện hàn lâm khoa học về chuyện này. Năm 1859 ông được nhận giải thưởng Sinh lý học thực nghiệm của Viện Viện Hàn lâm khoa học đối với các nghiên cứu về lên men. Hai năm sau ông nhận tiếp giải JECKER cũng của Viện Hàn lâm khoa học .
Trong những năm 1861-1862 ông đã công bố các nghiên cứu về việc rượu vang xuất khẩu bị chua là do tác động của các vi khuẩn axetic Năm 1862 ông được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học (Académie des science). Năm 1863 Napoléon III yêu cầu ông nghiên cứu về các bệnh ở nho, về ảnh hưởng của ôxy đối với quá trình sản xuất rượu vang. Cũng năm này ông được bổ nhiệm làm Giáo sư Địa chất-Vật lý- Hoá học ở Trường mỹ thuật (!). Năm 1864 ông xây dựng một phòng thí nghiệm ở Arbois để nghiên cứu về rượu vang. Ông công bố các nghiên cứu về bệnh của tầm và phương pháp khử trùng Pasteur (pasteurilization) - tức là khử trùng ở 63độ C/30ph hay 72độ C/15 giây. Năm 1866 ông công bố tác phẩm Nghiên cứu về rượu vang. Năm 1867 ông xây dựng Phòng thí nghiệm sinh lý-hoá học tại trường ENS . Cũng năm này ông đã được phong hàm Giáo sư Hoá học hữucơ của Đại học Sorbone và nhận Giải thưởng lớn (Grand Prix) về các nghiên cứu rượu vang. Năm 1868 ông nhận bằng Bác sĩ Y khoa ở Đại học Bonn (Đức) và được thưởng Bắc đẩu bội tinh hạng Ba. Sau đó thật không may, ông bị liệt nửa người trái. Cũng năm này ông công bố các nghiên cứu về giấm. Năm 1870 ông nghiên cứu về các bệnh ở tằm. Năm 1871 bắt đầu nghiên cứu về bia. Năm 1873 ông được bầu vào Viện Hàn lâm Y học (Académie de Médecine) .Năm 1876 ông công bố các nghiên cứu về bia.
Năm 1877 ông nghiên cứu về bệnh Than và sự nhiễm trùng máu. Năm 1878 ông công bố nghiên cứu Lý thuyết về mầm bệnh và việc ứng dụng chúng trong y học và trong phẫu thuật, nghiên cứu về bệnh dịch tả gà, nghiên cứu về sự hoại thư, về sốt hậu sản. Cũng năm này ông được trao tặng Bắc đẩu bội tinh hạng hai. Năm 1879 ông nghiên cứu về bệnh Dịch hạch và khám phá ra năng lực gây miễn dịch đối với các canh trùng giảm độc. Năm 1880 được bầu làm thành viên của Trung ương Hội Thú y. Năm 1880 lần đầu tiên nghiên cứu về văcxin dại, văcxin đầu tiên chống bệnh do virút gây ra. Ông biết rằng trong điều kiện lúc bấy giờ mầm bệnh này chưa có thể thấy được dưới kính hiển vi cũng chưa có thể phân lập thuần khiết được. Bằng thực nghiệm trên chó và thỏ ông biết mầm bệnh có mặt trong nước dãi và hành tuỷ của chó dại. Bằng cách nhân mầm bệnh trên óc thỏ qua nhiều lần ông đã rút ngắn thời gian ủ bệnh xuống chỉ còn 7 ngày, sau đó đã làm giảm độc tính đi bằng cách để khô tuỷ của thỏ trong 12 ngày liền.
Năm 1881 ông công bố các nghiên cứu về bệnh Sốt vàng và thành công trong việc chế tạo văcxin chống bệnh Than. Cũng năm này ông được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp (Académie française) và được thưởng Bắc đẩu bội tinh hạng Nhất. Năm 1882 nghiên cứu về bệnh Đóng dấu ở lợn và năm 1883 thì chế tạo ra văcxin phòng bệnh này.
Năm 1884 ông có những công bố đầu tiên về bệnh dại và tham gia Hội nghị quốc tế ở Copenhagen với các công trình của mình về vi khuẩn gây bệnh và các vắcxin chống virút. Ông đưa ra được các nguyên tắc chung để sản xuất văcxin phòng chống bệnh virút. Ngày 6 -7-1885 lần đầu tiên thành công trong việc sử dụng văcxin chống bệnh dại ở người . Đó là trường hợp cháu bé Joseph Meister, cháu bé 9 tuổi bị chó dại cắn tới 14 vết rất nặng trên tay.Mặc dầu ông đã thử nghiệm nhiều lần văcxin của mình trên động vật nhưng ông rất hồi hộp khi phải bắt buộc dùng trên cơ thể người. Trước đó trong một bức thư gửi cho con trai mình, ông đã tâm sự : "Chắc con thừa biết rằng con người và con vật có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau...Con thử tưởng tượng xem trái tim đau khổ của bố sẽ bị vò nát, cấu xé đến chừng nào nếu như bố phải chứng kiến một nhân mạng phải hy sinh vì liều văcxin của bố". Nhưng tới ngày 11-7-1885 ông đã sung sướng viết cho con mình: "Báo tin để con biết Joseph Meiter đã ra viện, ba vết tiêm sau cùng của cháu ấy hơi bị tấy đỏ nhưng không can gì. cháu vẫn ăn ngon, ngủ yên, không sốt...Có thể nói đây là một thành tựu y học ở thế kỷ này. Bố rất tiếc là con không có mặt ở đây để chứng kiến." Ngày 26-10-1885 ông báo cáo về thành công này trước Viện HLKH Pháp, sau 3 tháng và 21 ngày nhưng Meister vẫn khoẻ mạnh như thường. Chủ tịch Viện HLKH Pháp đã xác nhận: Vinh quang thay cho nền khoa học Pháp khi đã có được tiến bộ y học này- phát minh ra phương pháp chống bệnh dại- một bệnh khủng khiếp mà bao nhiêu thế kỷ nay chưa ai thoát khỏi tử vong. Từ hôm nay nhân loại đã được trang bị một vũ khí để chống lại căn bệnh quái ác này.
Sự nghiệp của Pasteur không phải đơn giản là phép cộng những khám phá của ông. Nó còn tiêu biểu cho cuộc cách mạng phương pháp luận khoa học. Pasteur đặt lên trên hết hai nguyên tắc không thể bàn cãi của nghiên cứu hiện đại: tự do sáng tạo nhất thiết phải đi với thử nghiệm nghiêm ngặt. Ông dạy các học trò của mình: "Đừng có đưa ra điều gì mà anh không thể chứng minh bằng thực nghiệm". Louis Pasteur là người theo chủ nghĩa nhân văn, luôn luôn làm việc theo hướng cải thiện địa vị của con người. Ông là một người tự do chưa bao giờ ngập nừng khi nhận những vấn đề mà trong thời đại của ông người ta vẫn thường cho rằng chúng sẽ thất bại.
Ông đặc biệt coi trọng việc phổ biến kiến thức và ứng dụng nghiên cứu. Trong cuộc đời của một nhà khoa học, lý thuyết và phương pháp Pasteur đã được đưa vào thực tiễn vượt xa khỏi biên giời nưới Pháp.
Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng quốc tế của sự nghiệp ông, các học trò của Pasteur đã đi khắp thế giới tới bất cứ nơi nào cần đến sự giúp đỡ của họ. Năm 1881, Viện Pasteur ngoài nước Pháp đầu tiên được thành lập ở Sài gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam), mở đầu cho mạng lưới các Viện Pasteur quốc tế.
Vì ông đã làm thay đổi vĩnh viễn thế giới, tổ quốc quê hương ông và cả thế giới luôn coi ông là một ân nhân của nhân loại.
Đăng nhận xét