1.phân chia tế bào
2. Tế bào chủ
3. Tính đặc hiệu
4. Tế bào sống
5. Biến mất.
6. Kháng nguyên
7. Miễn dịch
1. Quần thể virus không tăng trưởng theo kiểu.......(1)........., chúng chưa có cấu tạo tế bào. Một hạt virus độc lập bên ngoài tế bào thì không có khả năng tự nhân lên vì chúng thiếu enzim dành cho chuyển hóa vật chất và không chứa ribôxôm và bất kì bào quan nào dùng để tổng hợp prôtêin. Vì thế chúng bắt buộc phải sử dụng bộ máy và quá trình chuyển hóa vật chất của........(2).............dể tăng lượng bản sao của mình.
2. Mỗi loại virus chỉ có thể sống kí sinh và lây nhiễm trong một số loại tế bào chủ nhất định. Ví dụ: virus cúm H5N1 có thể lây nhiễm cho một số loài gia cầm, lợn, người.......(3).............Thậm chí một số phagơ T lại chỉ có thể lây nhiễm ở E.coli. Điều này được quyết định bởi..........(4)..........., tức là sự ăn khớp mang tính "ổ khóa-chìa khóa" giữa phân tử bề mặt của virus với phân tử thụ thể bề mặt của tế bào.
3. Virus có mặt trên trái đất đã hàng tỉ năm trong khi lịch sử loài người mới có vài triệu năm. Virus luôn tồn tại và gây bệnh cho mọi cơ thể sống, trong đó có con người. Virus chỉ nhân lên trong tế bào sống. Chúng luôn được lưu truyền qua các vụ dịch. Sự liên tục xâm nhập từ tế bào này sang tế bào khác là điều kiện bắt buộc để cho chúng tồn tại trong tự nhiên. Nhiều loại virus " xuất hiện", gây bệnh, thậm chí "....(5)............" hoặc tiềm ẩn đâu đó chờ cơ hội làm cho dịch bùng phát trở lại.
4. Các virus biến đổi gen thì mang.....(6)............bề mặt thay đổi, khi nhiễm vào cơ thể sẽ rất nguy hiểm, vì cơ thể chưa sẵn sàng phòng bị kịp có đáp ứng........(7)............ Ví dụ, khi cấu trúc kháng nguyên bề mặt thay đổi thì vacxin chống cúm từ dịch vụ trước sẽ không còn tác dụng vơi virus cúm đã biến đổi ở dịch vụ sau.
Bài 2: Sự lan truyền virus từ động vật sang người
Nhiều loài virus mới xuât hiện là do chúng lan truyền từ động vật sang người. Trong cơ thể động vật chúng ở dạng tiềm ẩn, không biểu hiện khả năng gây bệnh. Ví dụ, virus Hanta rất phổ biến ở động vật gặm nhấm, đặc biệt là ở chuột. Quần thể chuột bùng nổ vào năn 1993 ở Tây Nam nước Mĩ do thời tiết ẩm thấp bất thường, làm tăng nguồn thức ăn cho các loài gặm nhấm. Người sẽ bị bệnh sốt xuất huyết ác tính nếu hít phải bụi phân và tiếp xúc với nước tiểu của chuột nhiễm bệnh. Con người bị lây nhiễm HIV và Ebola từ vượn Châu Phi, và bị lây nhiễm SARS từ cầy hương bán ở chợ thú rừng Hồng Công.
Câu hỏi 1: Bình thường virus sống ẩn lấp trong cơ thể động vật và không biểu hiện khả năng gây bệnh, khi gặp điều kiện thuần lợi, chúng có thể lan truyền sang người gây ra những căn bệnh ác tính cho người. Điều khẳng định nào sau đây là tốt nhất cho lời khuyên mọi người? Em hãy giải thích về sự lựa chọn đó của em?
1. Có chế độ dinh dưỡng tốt, biết tự chăm só sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch.
2. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
3. Tiêm văcxin
4. Giữ cân bằng sinh thái để tránh cho dịch bệnh phát tán và mầm bệnh phát triển.
5. Vệ sinh môi trường sống, nâng cao sức khỏe, tiêm văcxin
6. tiêm vacxin, chế độ dinh dương tốt, tinh thân
Câu hỏi 2: Virut kí sinh trên động vật, ví dụ như virut hanta kí sinh trên loài chuột cống có thể lây bệnh cho người, tìm chi tiết trong bài viết trên cho thấy nguyên nhân dẫn tới bệnh sốt xuất ác tính ở người và có thể tiến triển thành dịch? Giải thích câu trả lời đó của em?
Câu hỏi 3: Theo em nguy hiểm lớn nhất từ virut kí sinh ở động vật cũng có thể kí sinh trên cơ thể người là gì?
Câu hỏi 4: Chi tiết nào trong bài viết trên có liên quan tới việc virut chuyển từ vật chủ này sang vật chủ kia( ví dụ virut cúm H5N1 lây từ gia cầm sang người), tạo cơ hội lây bệnh cho người?
Bài 3: Đọc bài báo sau
Quá trình phát triển của bệnh AISD có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn sơ nhiễm(giai đoạn cửa sổ): kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng, thường không biểu hiện triệu chứng hoặc có thể bị sốt nhẹ.
Giai đoạn 2: giai đoạn không triệu chứng, kéo dài từ 1 đến 10 năm, lúc này số lượng tế bào limpho T giảm dần, một số trường hợp có thể bị sốt, ỉa chảy không rõ nguyên nhân.
Giai đoạn 3: giai đoạn biểu hiện triệu chứng AISD, các bệnh cơ hội xuất hiện, sau đó người bệnh sẽ chết.
Câu hỏi 1: giai đoạn nào là nguy hiểm nhất trong việc phòng tránh lây nhiễm HIV cho cộng đồng? tại sao?
Câu hỏi 2: Có ý kiến cho rằng người bị nhiễm HIV sau 7 tới 10 năm hệ miễn dịch suy yếu dần, ý kiến của em về vấn đề này thế nào?
Câu hỏi 3: Một người bị nhiễm HIV cần theo dõi sức khỏe nhờ vào 1 thiết bị, phép đo nào để biết được tình trạng bệnh và hệ thống miễn dịch của cơ thể?
Câu hỏi 4: vào giai đoạn 3, bệnh nhân AISD có số lượng tế bào CDT4 là dưới 200/mm3 máu, lúc này người bệnh không còn khả năng miễn dịch, người bệnh sẽ chết vì các bệnh cơ hội. Em hãy đưa ra 2 lí do giải thích vì sao dẫn tới cái chết?
Bài 4: Một người bị nhiễm HIV được xét nghiệm đếm số lượng tế bào CDT4/mm3 máu trong các năm 2000, 2005, 2010 như sau:
2000: 300CDT4/mm3
2005: 400CDT4/mm3
2010: 450CDT4/mm3
Đưa ra hai lí do mà em cho rằng số lượng tế bào CDT4 qua các năm tăng dần? Sẽ có bao nhiêu đáp án đúng?
Đăng nhận xét